LỄ GIÁNG SINH CỦA THIÊN THẦN

Lễ Giáng Sinh của Thiên Thần

 

Xem Bài Liên Quan

Vào tháng này trong năm, cả trái đất rung động vui mừng vì những lực kỳ diệu mà thiên thần tuôn tràn, và ân huệ rộng lớn Đức Chúa tỏa ra để đáp lạị sự yêu quý của thiên thần. Dù Ngài là Chân Sư của thiên thần cũng như của loài người, hàng ngũ thiên thần (TT) xem ngài không phải là người mà là một TT. Cái nhìn của TT về sự sống khác với quan điểm loài người, nên ý tưởng  của họ về giáng sinh cũng rất khác chúng ta. Chúng ta coi Giáng sinh là kỷ niệm ngày Chúa sinh ra làm người, nhưng TT coi đó là thời điểm cho sự chuyển hướng của tất cả lực trong thiên nhiên ở mọi cõi và mọi tầng lớp, thời điểm có sự trào dâng mạnh mẽ và trực tiếp của những khả năng sáng tạo, và năng lực tinh thần từ chính Thượng đế.

Giáng Sinh ở Bắc bán cầu xảy ra chỉ sau ngày ngắn nhất giữa mùa đông, còn ở Nam bán cầu nó vào ngay sau ngày dài nhất giữa mùa hè, như vậy nó đánh dấu điểm quân bình có ý nghĩa sâu xa trong đời sống bí ẩn của thiên nhiên. Sự thay đổi qua những lực thụ động làm ngưng sự sống sáng tạo giữa mùa đông, và lực tích cực thúc đẩy trái đất nở hoa vào mùa xuân, xảy ra vào dịp Giáng sinh và lễ được cử hành tưng bừng cả trên trời và dưới thế, là nhằm khơi dậy sự thay đổi ấy.

Sự khác biệt giữa những lực tuôn ra vào mùa Giáng sinh ở Nam và Bắc bán cầu thấy rất rõ. Vì nhiều lý do Bắc bán cầu là trung tâm sự sống trên trái đất, chứa những đường lực hướng dẫn sự tiến hóa cho cả thiên nhiên và người; trong khi đó từ lâu lắm rồi, năng lực thiên nhiên ở Nam bán cầu về nhiều phương diện kém sáng tạo, sống động - đó là một phần lý do của sự khác biệt về thảo mộc hai miền Úc và Âu châu. Cũng có sự khác biệt giữa hàng ngũ thiên thần coi sóc sự tiến hóa ở hai nơi, nói chung hai phần đất chứa đựng những tính chất bổ túc cho nhau, âm và dương, mà khi họp lại thì thành một khối hoàn toàn.

Công việc chuẩn bị Giáng sinh của TT xảy ra trước đó lâu và lên tới tột đỉnh vào cuối tháng chạp. Nó gồm hai khía cạnh, một cái từ dưới lên trên , biểu lộ năng lực sáng tạo của Thượng đế mà ta gọi là Chúa Thánh Thần - một tiến trình làm linh hoạt các lực thiên nhiên, tái xây dựng và rộng mở; cái kia là sự tuôn chảy từ trên xuống dưới, sự xuống trần của Chúa Con - một tiến trình gợi hứng, nhập thế của linh hồn.

Cái khía cạnh đầu liên hệ đến sự ban rải những năng lực vĩ đại từ giữa tâm trái đất ra đến ngoài bìa, và được hàng ngũ thiên thần phân phối; sử dụng cho công tác chuẩn bị gồm sự tẩy rửa, thanh lọc, sáng tạo làm khả hữu đời sống mới sắp nhập trần.

Khía canh thứ hai liên hệ đến việc đức Christ được sinh ra trong thiên nhiên. Vào mùa Giáng sinh, hàng ngũ thiên thần hướng về ngài, ý thức với lòng tôn kính sâu xa rằng ngài là hiện thân của Thượng đế trên địa cầu, sức sống của ngài lan sâu vào thiên nhiên, làm cho trọn thế giới chứa đầy ân phước, hân hoan trong tình thương và sự bình an của ngài. Phần lớn nét tưng bừng hoan lạc của Giáng sinh bắt nguồn từ khiá cạnh hai. Suốt trong mùa lễ trọn thế giới thiên thần phóng ra tình thương và sự kính yêu dào dạt tới Đức Chúa, đấng hiện thân của lòng Từ; sự việc lên tới cực điểm vào đêm Giáng sinh khi năng lực của ngài đáp lạị; tuôn rải thành tình thương và sự an hoà. 

Tin  Tin
Theo “The Christmas of the Angel “
    Dora van Gelder